Giải SGK bài Đại lượng tỉ lệ thuận Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Đại lượng tỉ lệ thuận. Các bài tập sau đây thuộc bài 2 chương 6 – Các đại lượng tỉ lệ trang 11, 12, 13, 14, 15 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài Đại lượng tỉ lệ thuận
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 11, 12, 13, 14 trong bài Đại lượng tỉ lệ thuận. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Câu hỏi mở đầu trang 11
Tiền = giá tiền một mét . số mét
Ta có 1 mét dây 10 nghìn đồng nên x mét dây có giá 10.x nghìn đồng.
Mà theo đề bài ta có y nghìn đồng là giá của x mét dây nên ta có công thức : y = 10.x
Hoạt động 1 trang 11
b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức y = 10x và c = 4h.
a) Tổng số cây = số cây mỗi học sinh trồng được . số học sinh
b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức
a) Mỗi học sinh trồng được 4 cây và số học sinh là h nên ta có số cây trồng được là 4.h
Mà số cây trồng được là c nên ta có
Do đó c = 4h
b) 2 công thức đều có dạng: Đại lượng này bằng k lần đại lượng kia (k là hằng số)
Thực hành 1 trang 11
b) Cho đại lượng P tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ g = 9,8. Hãy viết công thức tính P theo m
Dựa vào công thức $y=k x(k \neq 0) \Rightarrow x=\frac{1}{k} y$
a) Đại lượng $x$ tỉ lệ thuận với đại lượng $f$ do $f$ và $x$ liên hệ với nhau theo công thức $f=5 x$.
$\Rightarrow x=\frac{1}{5} y$
$\Rightarrow$ Hệ số tỉ lệ là : $\frac{1}{5}$
b) Theo đề bài ta có $P$ tỉ lệ thuận với đại lượng $\mathrm{m}$ theo hệ số tỉ lệ $g=9,8$ nên ta có công thức :
$\mathrm{P}=9,8 \mathrm{~m} \text { ( hệ số } \mathrm{k}=\mathrm{g}=9,8 \text { ) } $
Vận dụng 1 trang 11
Đồng: 8900 kg Vàng: 19300 kg Bạc: 10500 kg
Hãy viết công thức tính khối lượng m (kg) theo thể tích V ($m^3$)của mỗi kim loại và cho biết m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là bao nhiêu.
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng $x$ theo công thức $y=k x(k \neq 0)$
thì $\mathrm{y}$ tỉ lệ thuận với $x$ theo hệ số tỉ lệ $\mathrm{k}$
Vì mỗi mét khối của đồng, vàng, bạc lần lượt là $8900 \mathrm{~kg}$, $19300 \mathrm{~kg}, 10500 \mathrm{~kg}$, nên ta có công thức tính khối lượng $m(\mathrm{~kg})$ theo thể tích $\mathrm{V}\left(m^3\right)$ của mỗi kim loại lần lượt là :
$ m=8900 . V, m=19300 . V, $
$ m=V$
$ m=10500 . V$
Xét kim loại đồng: $m=8900$. V nên $m$ tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 8900.
Xét kim loại vàng: $m=19 300$. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 19300.
Xét kim loại bạc: $m=10500$. V nên $m$ tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 10500.
Hoạt động 2 trang 12
a)Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x
b)Tính các giá trị tương ứng chưa biết của y
c)So sánh các tỉ số giữa hai giá trị tương ứng của y và x
$\frac{y_1}{x_1}, \frac{y_2}{x_2}, \frac{y_3}{x_3}, \frac{y_4}{x_4}$
Nếu 2 đại lượng liên hệ với nhau bởi công thức $y=k x(k \neq 0)$ thì hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ k.
a) Tỉ lệ của y đối với x là : $\frac{y_1}{x_1}=5$
$\Rightarrow$ Hệ số tỉ lệ của y đối với x là : 5
b) Dựa vào hệ số tỉ lệ của y đối với x vừa tính được
Xét $y_2=5 . x_2=5.2=10$
Xét $y_2=5 . x_3=5.6=30$
Xét $y_4=5 . x_4=5.100=500$
c) Ta có: $\frac{y_1}{x_1}, \frac{y_2}{x_2}, \frac{y_3}{x_3}, \frac{y_4}{x_4}$ lần lượt bằng :
$\frac{5}{1}, \frac{10}{2}, \frac{30}{6}, \frac{500}{100}$
Các tỉ số giữa y và x tương ứng đều bằng nhau (cùng = 5)
Thực hành 2 trang 12
Xác định tỉ lệ của m và n lập nên các tỉ số tương ứng và xét nếu m tăng thì n cũng phải tăng hoặc m giảm thì n cũng phải giảm.
a)Ta thấy : $\frac{2}{4} \neq \frac{4}{16} \neq \frac{6}{36} \neq \frac{8}{64} \neq \frac{10}{100}$
Nên m và $n$ không tỉ lệ thuận với nhau.
b)Ta thấy $\frac{1}{-5}=\frac{2}{-10}=\frac{3}{-15}=\frac{4}{-20}=\frac{5}{-25}\left(=-\frac{1}{5}\right)$ nên $\mathrm{m}$ tỉ lệ thuận với $n$.
Vận dụng 2 trang 13
Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận : $\frac{x_1}{y_1}=\frac{x_2}{y_2}$
Vì $m$ và $n$ là hai đại lượng tỉ lệ nên $\frac{2}{-6}=\frac{3}{-9}=\frac{4}{a}=\frac{b}{-18}$
Ta được: $\frac{2}{-6}=\frac{3}{-9}=\frac{4}{a}=\frac{b}{-18}=-\frac{1}{3}$
$\Rightarrow \frac{4}{a}=-\frac{1}{3} \text { và } \frac{b}{-18}=-\frac{1}{3} $
$ \Rightarrow a=-3.4=-12 \text { và } 3 b=18 \Rightarrow b=6$
Vận dụng 3 trang 13
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{c-a}{d-b}$
Gọi số quyển sách 2 lớp 7A và 7B quyên góp được lần lượt là $a, b$ ( quyển) $(a, b \in N$ )
Vì số sách của lớp 7A và 7B tỉ lệ thuận với số học sinh 2 lớp lần lượt là 32 và 36
nên ta có :$\Rightarrow \frac{a}{32}=\frac{b}{36}$
Theo đề bài số sách lớp 7A ít hơn 7B 8 quyển nên ta có : $\mathrm{b}$ – $\mathrm{a}=8$ ( quyển sách )
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
$\frac{a}{32}=\frac{b}{36} \Rightarrow \frac{b-a}{36-32}=\frac{8}{4}=2$
Xét $\frac{a}{32}=2 \Rightarrow a=32.2 \Rightarrow a=64$ ( quyển sách )
Vậy số sách lớp 7A quyên góp được là: 64 quyển sách
Số sách lớp 7B = 64 + $8=72$ ( quyển sách )
Giải bài tập SGK bài Đại lượng tỉ lệ thuận
Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Đại lượng tỉ lệ thuận trang 14, 15 sách Toán 7 chân trời sáng tạo tập 2 dưới đây nhé!
Bài tập 1 trang 14
a) Tìm hệ số tỉ lệ k của a đối với b.
b) Tính giá trị của b khi a = 5.
a) Biểu diễn a theo b
b) Thay a = 5 vào công thức liên hệ giữa a và b, tìm b
a) Vì a và b là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên $a=k. b$
Khi $\mathrm{a}=2$ thì $\mathrm{b}=18$ nên $2=\mathrm{k} . 18 \Rightarrow k=\frac{2}{18}=\frac{1}{9}$
Vậy hệ số tỉ lệ của a đối với b là $\frac{1}{9}$
b) Từ công thức : $a=\frac{1}{9} b$
Thay $a=5$ vào công thức sẽ được :
$5=\frac{1}{9} b \Rightarrow 5: \frac{1}{9}=b \Rightarrow b=45$
Vậy b $=45$ tại $a=5$.
Bài tập 2 trang 14
a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x và biểu diễn y theo x
b) Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y và biểu diễn x theo y
Nếu x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ $\mathrm{k}$ thì y tỉ lệ thuận với $\mathrm{x}$ theo hệ số tỉ lệ $\frac{1}{k}$
a) Theo đề bài ta có $x$ tỉ lệ thuận với y mà tại $x=7$ thì $y=21$ ta có tỉ lệ sau :
$ \Rightarrow \frac{x}{y}=\frac{7}{21}=\frac{1}{3} $
$ \Rightarrow \frac{x}{y}=\frac{1}{3} \Rightarrow 3 x=y$
Vậy hệ số tỉ lệ của y đối với x là 3 và $y=3 x$
b) Ta có $x=\frac{1}{3} y$ nên hệ số tỉ lệ của $x$ đối với y là : $\frac{1}{3}$
Vì $3 \mathrm{x}=\mathrm{y} \Rightarrow x=\frac{1}{3} y$
Bài tập 3 trang 14
Biểu diễn m theo n.
Thay giá trị của n vào công thức để tìm m tương ứng.
Thay $n=-2 \Rightarrow m=(-2) .(-5)=10 \Rightarrow ?=10$
Thay $n=-1 \Rightarrow m=(-1) \cdot(-5) \Rightarrow ?=5$
Thay $n=0 \Rightarrow m=0.(-5) \Rightarrow ?=0$ nhưng ? là mẫu số nên $? \neq 0 \Rightarrow ? \in \emptyset$
Thay $n=2 \Rightarrow m=2 .(-5) \Rightarrow ?=-10$
Bài tập 4 trang 14
a) Tính các giá trị chưa biết trong bảng trên
b) Viết công thức tính t theo S
Áp dụng tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận:
$\frac{S_1}{t_1}=\frac{S_2}{t_2}=\frac{S_3}{t_3}=\ldots$
a) Vì S và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên
$\frac{1}{-3}=\frac{2}{?}=\frac{3}{?}=\frac{4}{?}=\frac{5}{?}$ ( tính chất đại lượng tỉ lệ thuận)
$\Rightarrow t=-3 S$
Thay $S=2$ ta có $: t=-3.2=-6$
Thay $S=3$ ta có $: t=-3.3=-9$
Thay $\mathrm{S}=4$ ta có $: \mathrm{t}=-3.4=-12$
Thay $\mathrm{S}=5$ ta có $: \mathrm{t}=-3.5=-15$
b) Từ câu a ta có công thức tính $\mathrm{t}$ theo $\mathrm{S}$ là : $t=-3 S$
Bài tập 5 trang 14
Kiểm tra các tỉ lệ x và y tương ứng.
+ Nếu các tỉ lệ bằng nhau thì 2 đại lượng x và y tỉ lệ thuận.
+ Nếu có tỉ lệ không bằng nhau thì 2 đại lượng x và y không tỉ lệ thuận.
a)Ta có : $\frac{2}{1,2}=\frac{4}{2,4}=\frac{6}{3,6}=\frac{-8}{-4,8}$ nên $x$ tỉ lệ thuận với y
b)Ta thấy : $\frac{1}{3}=\frac{2}{6}=\frac{3}{9}=\frac{4}{12} \neq \frac{5}{25}$ nên $x$ không tỉ lệ thuận với y
Bài tập 6 trang 15
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b+d}$
Gọi trọng lượng chiếc nhẫn $3 \mathrm{~cm}^3$ là $\mathrm{A}(\mathrm{g})$ và chiếc còn lại là $\mathrm{B}(\mathrm{g})(\mathrm{A}, \mathrm{B}>0)$
Theo đề bài ta có $A$ tỉ lệ thuận với $B$ theo thể tích nên ta có $A: B=3: 2$
$\Rightarrow \frac{A}{B}=\frac{3}{2} \Rightarrow \frac{A}{3}=\frac{B}{2}$
Theo đề bài 2 chiếc nhẫn nặng $96,5 \mathrm{~g}$ nên $A+B=96,5$
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có : $\Rightarrow \frac{A}{3}=\frac{B}{2}=\frac{A+B}{5}=\frac{96,5}{5}$
$ \Rightarrow 5 A=3.96,5 \Rightarrow A=57,9$
$ \Rightarrow B=96,5-57,9=38,6$
Vậy chiếc nhẫn có thể tích $3 \mathrm{~cm}^3$ có khối lượng là $57,9 \mathrm{~g}$ và chiếc còn lại có khối lượng là $38,6 \mathrm{~g}$
Bài tập 7 trang 15
a) Tính khối lượng từng cuộn, biết cuộn thứ nhất nặng bằng $\frac{1}{2}$cuộn thứ hai , bằng $\frac{1}{4}$cuộn thứ ba và bằng $\frac{1}{6}$ cuộn thứ tư.
b) Biết cuộn thứ nhất dài 100m, hãy tính xem một mét dây điện nặng bao nhiêu gam.
Gọi khối lượng cuộn 1 là x và biểu diễn khối lượng các cuộn còn lại theo x
a) Gọi khối lượng cuộn thứ nhất là x kg
Vì khối lượng cuộn thứ nhất bằng $\frac{1}{2}$ cuộn thứ 2 nên ta có khối lượng cuộn thứ $2=2 x$ kg
Vì khối lượng cuộn thứ nhất bằng $\frac{1}{4}$ cuộn thứ 3 nên ta có khối lượng cuộn thứ $3=4 x \mathrm{~kg}$
Vì khối lượng cuộn thứ nhất bằng $\frac{1}{6}$ cuộn thứ 4 nên ta có khối lượng cuộn thứ 4 bằng $6 x$ $\mathrm{kg}$
Theo đề bài khối lượng của 4 cuộn là $26 k g$ nên ta có : $x+2 x+4 x+6 x=26$ $\Rightarrow 13 x=26$
$\Rightarrow x=2 \mathrm{~kg}$
Vậy khối lượng các cuộn dây lần lượt là : $2 \mathrm{~kg}$, $4 \mathrm{~kg}$, $8 \mathrm{~kg}$, $12 \mathrm{~kg}$
b) Theo đề bài ta có cuộn 1 dài $100 \mathrm{~m}$ và ở câu a ta tính được cuộn 1 nặng $2 \mathrm{~kg}$
Nên ta có 1 mét dây điện nặng : $\frac{2}{100}=0,02 \mathrm{~kg}$
Bài tập 8 trang 15
Sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b+d+f}$
Gọi 3 cạnh của tam giác lần lượt là $a, b, c(c m)(a, b, c>0)$
Theo đề bài 3 cạnh của tam giác tỉ lệ với $3,4,5$ nên ta có tỉ số $a: b: c=3: 4: 5$.
Và chu vi tam giác là $60 \mathrm{~cm}$ nên ta có: $a+b+c=60$.
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
$ \Rightarrow \frac{a}{3}=\frac{b}{4}=\frac{c}{5}=\frac{a+b+c}{12}=\frac{60}{12}=5 $
$\Rightarrow a=3.5=15 ; b=4.5=20 ; c=5.5=25$
Vậy 3 cạnh của tam giác có độ dài là $15 \mathrm{~cm}, 20 \mathrm{~cm}, 25 \mathrm{~cm}$.
Bài tập 9 trang 15
Sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{e}{f}=\frac{a+c+e}{b+d+f}$
Gọi số tiền 3 bạn Tiến, Hùng, Mạnh câu được lần lượt là:
$\mathrm{T}, \mathrm{H}, \mathrm{M}$ ( nghìn đồng) $(\mathrm{T}, \mathrm{H}, \mathrm{M}>0$ )
Theo đề bài 3 bạn bán tổng cộng được 180 nghìn nên ta có :
$T+H+M=180$
Đem số tiền chia cho các bạn tỉ lệ với số cá từng người câu được, ta sẽ có :
$\frac{T}{12}=\frac{H}{8}=\frac{M}{10}$
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
$ \frac{T}{12}=\frac{H}{8}=\frac{M}{10}=\frac{T+H+M}{12+8+10}=\frac{180}{30}=6 $
$ \Rightarrow T=6.12=72 ; H=6.8=48 ; M=6.10=60$
Vậy số tiền Tiến, Hùng, Mạnh bán được lần lượt là : 72 nghìn, 48 nghìn và 60 nghìn đồng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 2 chương 6 – Các đại lượng tỉ lệ trang 11, 12, 13, 14, 15 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!