Giải SGK bài 2 chương 9 trang 90, 91, 92, 93, 94 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên là bài học thuộc bài 2 chương 9 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2. Dưới đây là những lời giải cực chi tiết của HocThatGioi cho những hoạt động khám phá, thực hành, vận dụng cũng như bài tập sách giáo khoa ở các trang 90, 91, 92, 93, 94 mà các bạn sẽ được học trong bài này. Cùng theo dõi ngay nhé!
Trả lời câu hỏi SGK trang 90, 91, 92, 93 Toán 7 chân trời sáng tạo
Các hoạt động khám phá, thực hành, vận dụng luyện tập ở các trang 90, 91, 92, 93 Toán 7 chân trời sáng tạo này sẽ giúp các bạn đi vào bài học tìm hiểu các kiến thức về xác suất của biến cố ngẫu nhiên một cách trơn tru và dễ hiểu hơn rất nhiều đấy! Cùng xem lời giải của HocThatGioi nhé!
Hoạt động khởi động trang 90
Theo em bạn nào có khả năng giành phần thắng cao hơn?
Hai bạn có khả năng giành phần thắng như nhau vì khả năng xuất hiện của 2 mặt là như nhau.
Hoạt động khám phá 1 trang 90
A: “Thẻ lấy ra được ghi số lẻ”
B: “Thẻ lấy ra được ghi số chẵn”
C: “Thẻ lấy ra được ghi số 2”
Ta dựa vào khả năng xảy ra của chiếc thẻ được lấy trong hộp
Trong số 5 thẻ có 3 thẻ là số lẻ 1,3,5 và 2 thẻ số chẵn 2,4 nên khả năng xảy ra của biến cố A cao hơn biến cố B
Vì trong 5 thẻ chỉ có 1 thẻ số 2 nên khả năng xảy ra sẽ thấp hơn biến cố A và B
Thực hành 1 trang 91
a) Xác xuất học sinh đó được xếp loại học lực nào là cao nhất ?
b) Xác xuất học sinh đó được xếp loại học lực nào là thấp nhất.
Đọc biểu đồ quạt tròn.
a) Theo biểu đồ tỉ lệ xếp loại học lực học sinh khối 7 tỉ lệ học sinh khá chiếm nhiều nhất nên nếu gặp ngẫu nhiên thì tỉ lệ gặp học sinh xếp loại khá là cao nhất .
b) Vì tỉ lệ học sinh xếp loại tốt là thấp nhất nên nếu gặp ngẫu nhiên thì tỉ lệ gặp học sinh sếp loại tốt là thấp nhất
Hoạt động khám phá 2 trang 91
A: “Mặt xuất hiện có 2 chấm”
B: “Mặt xuất hiện có 3 chấm”
Ta dựa vào xác suất ra của các ra của các mặt 2 chấm, 3 chấm của xúc xắc
Biến cố A có xác suất xảy ra là $\frac{1}{6}$ và biến cố B có xác suất xảy ra là $\frac{1}{6}$
Thực hành 2 trang 92
A: “Gieo được mặt có số chấm lớn hơn 5”
B: “Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 7”
a) Theo biến cố A ta có các mặt có thể ra là 6 chấm nên xác suất ra là: $P(A)=\frac{1}{6}$
b) Theo biến cố $\mathrm{B}$ ta có các mặt thỏa mãn nhỏ hơn 7 là tất cả các mặt của xúc xắc nên $\mathrm{B}$ là biến cố chắc chắn. Do đó, $\mathrm{P}(\mathrm{B})=1$
Khám phá 3 trang 92
Vì trong bình có 4 quả như nhau nhưng khác màu nên lấy ngẫu nhiên thì xác suất là như nhau
Vì trong bình có 4 quả bóng như nhau nhưng khác màu nên xác suất lấy ra 1 quả là như nhau vậy các kết quả có thể xảy ra là:
Lấy được quả bóng màu xanh, lấy được quả bóng màu vàng, lấy được quả bóng màu đỏ hoặc lấy được quả màu trắng.
Thực hành 3 trang 92
Ta tính xác suất xảy ra của mặt sấp và mặt ngửa
Vì đồng xu có 2 mặt sấp và ngửa nên xác suất tung ra các mặt sấp và mặt ngửa là như nhau
Nên xác suất An và Bình thắng là như nhau
Thực hành 4 trang 93
a) Hãy nêu các điểm cần lưu ý khi tính xác suất liên quan đến hoạt động trên.
b) Gọi A là biến cố : “Lấy được lá thăm ghi số 9”. Hãy tính xác suất của biến cố A.
c) Gọi B là biến cố : “Lấy được lá thăm ghi số nhỏ hơn 11”. Hãy tính xác suất của biến cố B.
Xác suất lấy được các lá thăm từ 1 đến 10 là như nhau
a) Vi trong hộp có 10 là phiếu khác nhau từ̀ 1 đến 10 nên xác suất ra 1 là thăm là như nhau
b) Biến cố $\mathrm{A}$ có khả năng xảy ra là $\frac{1}{10}$ do có 10 phiếu nên xác suất lấy được lá số 9 với các lá khác là như nhau
c) Vî tất cả các lá phiếu là từ 1 đến 10 mà các số đều nhỏ hơn 11 nên biến cố $\mathrm{B}$ là biến cố chắc chắn
Vận dụng trang 93
a) ”Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7B đạt 10 điểm tốt ”
b) ”Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7B đạt ít nhất 8 điểm tốt”
Ta xét các xác suất xảy ra của điểm tốt xủa lớp 7B theo từng ngày sau đó xét tới các biến cố
a) Ta thấy thứ 5 lớp 7B có 10 điểm tốt nên xác suất xảy ra của biến cố a là $\frac{1}{5}$
b) Ta thấy vào tất cả các ngày (trong 5 ngày) lớp 7B luôn có số điểm tốt từ 8 trở lên nên biến cố b là biến cố chắc chắn
Giải SGK trang 93, 94 Toán 7 chân trời sáng tạo
Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên trang 93, 94 sách Toán 7 chân trời sáng tạo tập 2 dưới đây nhé!
Bài 1 trang 93
Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau:
A: “Mũi tên chỉ vào ô có màu đỏ”;
B: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3”;
C: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 2”.
Xác suất xảy ra biến cố A = Số khả năng có thể xảy ra A : Tổng số khả năng
Có 2 khả năng trong 6 khả năng mà mũi tên chỉ vào ô đỏ nên $P(A)=\frac{2}{6}=\frac{1}{3}$.
Có 1 khả năng trong 6 khả năng mà mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 nên $\mathrm{P}(\mathrm{B})=\frac{1}{6}$.
Có 4 khả năng trong 6 khả năng mà mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 2 nên $\mathrm{P}(\mathrm{C})=\frac{4}{6}=\frac{2}{3}$
Vậy xác suất xảy ra biến cố $\mathrm{A}$ lớn hơn biến cố $\mathrm{B}$ và nhỏ hơn biến cố $\mathrm{C}$.
Bài 2 trang 93
Ta sẽ tính xác suất của việc lấy 1 so với 10 thẻ từ đó xem được xác suất ra thẻ may mắn của ai cao hơn .
Xác suất của Bình khi lấy 1 tấm thẻ là $\frac{1}{100}$
Xác suất của Minh khi lấy 10 tấm thẻ là $\frac{10}{100}=\frac{1}{10}$
Vì $\frac{1}{100}<\frac{1}{10}$ nên xác suất lấy được thẻ may mắn của
Minh cao hơn của Bình
Bài 3 trang 94
a) A:”Gieo được mặt có số chấm bằng 4”
b) B:”Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 5”
c) C:”Gieo được mặt có số chấm là tròn chục”
Ta xét các xác suất của các biến cố sau đó so sánh các xác suất đó.
a) Biến cố $\mathrm{A}$ : vì trong xúc xắc có 1 mặt có 4 chấm trên tổng 6 mặt nên xắc suất gieo ra mặt 4 chấm là $\frac{1}{6}$
b) Biến cố B : vì trong các mặt chỉ có 5 chấm là chia hết cho 5 nên xác suất gieo ra mặt 5 chấm là là $\frac{1}{6}$
c) Biến cố $C$ : vì số chấm trong mối mặt của xúc xắc là từ 1 đến 6 chấm nên biến cố $C$ là biến cố không thể. Do đó, xác suất xảy ra biến cố C là 0 .
Bài 4 trang 94
Ta tính tỉ số giữa bạn nam và nữ sau đó tính ra xác suất để chọn ra bạn nam
Vì trong 5 bạn có 1 bạn trai nên xác suất của biến cố bạn được chọn là nam là $\frac{1}{1+5}=\frac{1}{6}$
Bài 5 trang 94
Chỉ có 1 ngày trong 5 ngày hộ gia đình đó sử dụng 10 kWh điện nên xác suất của biến cố trên là $\frac{1}{5}$.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 2 chương 9 – Làm quen với Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trang 90, 91, 92, 93, 94 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!