Giải SGK bài 2 Đa thức một biến Toán 7 Chân trời sáng tạo Tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi cũng như bài tập trong bài Đa thức một biến. Đây là bài học thuộc bài 2 chương 7 trang 29, 30, 31, 32 sách Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày bên dưới.
Trả lời câu hỏi trong SGK bài Đa thức một biến
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho câu hỏi mở đầu, hoạt động khám phá, vận dụng cùng phần thực hành ở các trang 29, 30, 31 trong bài Đa thức một biến. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Câu hỏi mở đầu trang 29
Dựa theo định nghĩa đa thức một biến
Các biểu thức $2 \mathrm{y}+5 ; 2 x^2-4 x+7$ là đa thức một biến.
Hoạt động khám phá 1 trang 29
3 \mathrm{x}^2 ; \quad 6-2 \mathrm{y} ; \quad 3 \mathrm{t} ; \quad 3 \mathrm{t}^2-4 \mathrm{t}+5 ; \quad-7 ; \\\\ 3 u^4+4 u^2 ; \quad-2 z^4 ; \quad 1 ; \quad 2021 y^2
Quan sát dấu của phép tính trong biểu thức
Các biểu thức không chứa phép cộng, phép trừ là : $3 x^2 ; 3 t ;-7 ;-2 z^4 ; 1 ; 2021 y^2$
Thực hành 1 trang 30
$$\mathrm{M}=3 ; \quad \mathrm{N}=7 \mathrm{x} ; \quad \mathrm{P}=10-y^2+5 y ; \quad \mathrm{Q}=\frac{4 t-7}{3} ; \quad \mathrm{R}=\frac{2 x-5}{1+x^2}$$
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức một biến
Các đa thức một biến là : M, N, P, Q
Thực hành 2 trang 30
a) Hãy viết đa thức thu gọn của đa thức $\mathrm{P}$ và sắp xếp các đơn thức theo lũy thừa giảm dần của biến.
b) Xác định bậc của $\mathrm{P}(\mathrm{x})$ và tìm các hệ số.
Dựa vào quy tắc sắp xếp đa thức 1 biến
Bậc của đa thức một biến là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
a)
P(x)= 7+4 x^2+3 x^3-6 x+4 x^3-5 x^2 \\\\=7 x^3-x^2-6 x+7
b) Đa thức $\mathrm{P}(\mathrm{x})$ có bậc là 3
Hệ số cao nhất là $7$
Hệ số của $x^2$ là $-1$
Hệ số của $x$ là $-6$
Hệ số tự do là $7$
Hoạt động khám phá 2 trang 30
Thay $x=3$ vào đa thức $P(x)$
Thay $x=3$ vào biểu thức và được diện tích hình chữ nhật ấy khi $x=3 \mathrm{~cm}$ là:
$P(3)=2.3^2+4.3=30\left(\mathrm{~cm}^2\right)$
Thực hành 3 trang 31
Thay $t=-2$ vào đa thức $M(\mathrm{t})$
Thay $t=-2$ đã cho vào đa thức ta được :
$M(-2)=-5 .(-2)^3+6.(-2)^2+2.(-2)+1=61$
Vận dụng 1 trang 31
Thay $t=10$ vào công thức, tìm $s$
Thay $t=10$ vào công thức, ta được: $s=16.10=160(\mathrm{~m})$
Vậy trong $10$ giây, quãng đường ô tô đi được là : $160 \mathrm{~m}$.
Hoạt động khám phá 3 trang 31
Thay lần lượt các $x$ vào đa thức $P(x)$
$$\mathrm{P}(\mathrm{x})=x^2-3 x+2$$
Khi $x=1$ ta thay $\mathrm{x}=1$ vào $P(\mathrm{x})$, được: $P(1)=1^2-3.1+2=0$
Khi $x=2$ ta thay $x=2$ vào $P(x)$, được: $P(2)=2^2-3.2+2=0$
Khi $\mathrm{x}=3$ ta thay $\mathrm{x}=3$ vào $\mathrm{P}(\mathrm{x})$, được: $P(3)=3^2-3.3+2=2$
Thực hành 4 trang 31
Ta thay $x=1$ và $x=-1$ vào $P(x)$
Nếu $P(x)=0$ thì $x$ là một nghiệm của $P(x)$
Ta có : $\mathrm{P}(\mathrm{x})=x^4+x^2-9 x-9$
Thay $\mathrm{x}=1$ vào ta có $\mathrm{P}(1)=x^3+x^2-9 x-9=1^3+1^2-9.1-9=-16$
Thay $\mathrm{x}=-1$ vào ta có $\mathrm{P}(-1)=x^3+x^2-9 x-9=(-1)^3+(-1)^2-9.(-1)-9=0$
Vậy $x=-1$ là nghiệm của $P(x)$
Vận dụng 2 trang 31
– Ta thay $x=4$ để tính $S$ khi $x=4$
– Ta xét $Q(x)=0$ và tìm nghiệm
Diện tích hình chữ nhật được cho bởi biểu thức : $S(x)=2 x^2+x$
Thay $x=4$ vào biểu thức ta có :
Diện tích hình chữ nhật là: $S(4)=2.16+4=36$
Ta thấy: $Q(4)=2.4^2+4-36=0$ nên $x=4$ là một nghiệm của đa thức $Q(x)$
Giải bài tập SGK bài Đa thức một biến
Phần tiếp theo sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp cùng lời giải trong phần bài tập trang 31, 32 cực kỳ dễ hiểu và chi tiết. Cùng HocThatGioi rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế thông qua các phương pháp, công thức toán học từ bài Đa thức một biến ở trên.
Bài tập 1 trang 31
a) $5 x^3$
b) $3 y+5$
c) $7,8$
d) $23 . y.y^2$
Dựa vào định nghĩa về đơn thức 1 biến
Các đơn thức 1 biến là : $a); c); d)$
Bài tập 2 trang 31
$A=-32$
$B=4x+7$
$ M=15-2 t^3+8 t$
$N= \frac{\mathrm{4-3y} }{\mathrm{5}}$
$Q= \frac{\mathrm{5x-1} }{\mathrm{3 x^2+2}}$
Dựa vào định nghĩa đa thức 1 biến.
Các đa thức 1 biến là : $A, B, M, N$ là những đa thức một biến.
Bài tập 3 trang 32
a) $3+2 y$
b) $0$
c) $7+8$
d) $3,2 x^3+x^4$.
Bậc của đa thức một biến là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
a) Xét $3+2 y$ ta thấy biến y có số mũ cao nhất là 1 nên bậc của đa thức là 1
b) Xét đa thức 0 không có bậc
c) Xét $7+8=15=15. x^0$ nên đa thức có bậc là 0
d) Xét $3,2 x^3+x^4$ ta thấy biến $x$ có số mũ cao nhất là 4 nên bậc của đa thức là 4
Bài tập 4 trang 32
a) $4+2 t-3 t^3+2,3 t^4$
b) $3 y^7+4 y^3-8$.
Dựa vào các định nghĩa của đa thức một biến
a) $4+2 t-3 t^3+2,3 t^4$
Ta thấy đa thức có biến là y
$4$ là hệ số tự do
$2$ là hệ số của $t$
$0$ là hệ số của $t^2$
$-3$ là hệ số của $t^3$
$2,3$ là hệ số của $t^4$
b) $3 y^7+4 y^3-8$
Ta thấy đa thức có biến là $y$
$3$ là hệ số của $y^7$
$0$ là hệ số của $y^6 ; y^5 ; y^4 ; y^2 ; y$
$4$ là hệ số của $y^3$
$-8$ là hệ số tự do
Bài tập 5 trang 32
Thu gọn đa thức và sắp xếp
P(x)=7+10 x^2+3 x^3-5 x+8 x^3-3 x^2 \\\\ =\left(3 x^3+8 x^3\right)+\left(10 x^2-3 x^2\right)-5 x+7 \\\\ =11 x^3+7 x^2-5 x+7
Bài tập 6 trang 32
Bước 1: Thu gọn đa thức
Bước 2: Tìm bậc của đa thức: Bậc của đa thức một biến là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
Bước 3: Tìm các hệ số trong đa thức
P(x)= 2 x+4 x^3+7 x^2-10 x+5 x^3-8 x^2 \\\\= 9 x^3-x^2-8 x
Ta thấy số mũ cao nhất của biến $x$ là 3 nên $\mathrm{P}(\mathrm{x})$ có bậc là 3
Hệ số của $x^3$ là $9$
Hệ số của $x^2$ là $-1$
Hệ số của $x$ là $-8$
Hệ số tự do là $0$
Bài tập 7 trang 32
a) $P(x)=2 x^3+5 x^2-4 x+3$ khi $x=-2$.
b) $Q(y)=2 y^3-y^4+5 y^2-y$ khi $y=3$.
Thay $x$ và y đề bài đã cho để tính giá trị của đa thức
a) $\mathrm{P}(\mathrm{x})=2 x^3+5 x^2-4 x+3$ thay $\mathrm{x}=-2$ vào đa thức ta có :
$$P(-2)=2(-2)^3+5(-2)^2-4.(-2)+3 \\\\ =2.(-8)+5.4-4 .(-2)+3=15$$
b) $\mathrm{Q}(\mathrm{y})=2 y^3-y^4+5 y^2-y$ thay $\mathrm{y}=3$ vào đa thức ta có :
$$Q(3)=23^3-3^4+53^2-3 \\\\ =2.27-81+5.9-3=15$$
Bài tập 8 trang 32
a) Hãy nêu bậc và các hệ số của $\mathrm{M}(\mathrm{t})$.
b) Tính giá trị của $\mathrm{M}(\mathrm{t})$ khi $\mathrm{t}=4$.
– Dựa vào định nghĩa của đa thức một biến
– $\quad$ Thay $\mathrm{t}$ vào để tính $\mathrm{M}(\mathrm{t})$
a) Xét $M(t)=t+\frac{1}{2} t^3$ ta thấy biến $\mathrm{t}$ có mũ cao nhất là $3$
Nên bậc của đa thức là $3$
Hệ số của $t^3$ là $\frac{1}{2}$
Hệ số của $t^2$ là $0$
Hệ số của $t$ là $1$
Hệ số tự do là $0$
b) Thay $t=4$ vào $M(t)$ ta có :
$$4+\frac{1}{2} 4^3=4+32=36$$
Bài tập 9 trang 32
Thay $x=-\frac{2}{3}$ vào đa thức xem giá trị của đa thức có bằng 0 hay không. Nếu giá trị của đa thức bằng 0 thì $x=-\frac{2}{3}$ là một nghiệm của đa thức $\mathrm{P}(\mathrm{x})$
Thay $x=-\frac{2}{3}$ vào đa thức $P(x)=3 x+2$ ta có:
$P(x)=3.\left(-\frac{2}{3}\right)+2=0$
Vì $P\left(-\frac{2}{3}\right)=0$ nên $x=-\frac{2}{3}$ là 1 nghiệm của đa thức $P(x)$
Bài tập 10 trang 32
Thay lần lượt các phần tử của tập hợp vào đa thức $Q(y)$. Nếu $Q(a)=0$ thì $y=a$ là một nghiệm của $Q(y)$
Xét $Q(1)=2.1^2-5.1+3=2-5+3=0$ nên 1 là một nghiệm của $Q(y)$
$Q(2)=2.2^2-5.2+3=8-10+3=1 \neq 0$ nên 2 không là nghiệm của $Q(y)$
$Q(3)=2.3^2-5.3+3=18-15+3=6 \neq 0$ nên 3 không là nghiệm của $Q(y)$
$Q\left(\frac{3}{2}\right)=2.\left(\frac{3}{2}\right)^2-5.\frac{3}{2}+3=\frac{9}{2}-\frac{15}{2}+3=0$ nên $\frac{3}{2}$ là một nghiệm của $\mathrm{Q}(\mathrm{y})$
Vậy $1 ; \frac{3}{2}$ là nghiệm của $\mathrm{Q}(\mathrm{y})$
Bài tập 11 trang 32
Xét $M(t)=0$ và tìm $t$ nếu tồn tại $t$ thì đó là nghiệm của $M(t)$
Vì:
$$\begin{aligned}& t^4 \geq 0, \forall t \in \mathbb{R} \\& \Rightarrow t^4+3 \geq 3>0, \forall t \in \mathbb{R} \\& \Rightarrow t^4+3 \neq 0, \forall t \in \mathbb{R}\end{aligned}$$
Vậy đa thức $M(t)=3+t^4$ không có nghiệm
Bài tập 12 trang 32
Thay $t=5$ vào công thức đề bài cho
Thay $t=5$ vào công thức ta được: $v=16+2.5=26$
Vậy tốc độ của chiếc ca nô là $26 \mathrm{~m} / \mathrm{s}$
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Đa thức một biến Chương Biểu thức đại số Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 ở các trang 29, 30, 31, 32. Hi vọng các bạn sẽ có một buổi thú vị và học được nhiều điều bổ ích. Chúc các bạn học tốt!