Giải SGK bài 4 chương 1 trang 22, 23, 24, 25 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế. Các bài tập sau đây thuộc bài 4 chương 1 – Số hữu tỉ trang 22, 23, 24, 25 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 22, 23, 24 trong bài Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Hoạt động 1 trang 22
a) $\frac{3}{4}+\left(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}\right)$ và $\frac{3}{4}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}$
b) $\frac{2}{3}-\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{3}\right)$ và $\frac{2}{3}-\frac{1}{2}-\frac{1}{3}$.
– Quy đồng mẫu các phân số
– Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– So sánh kết quả các phép tính
a) $\frac{3}{4}+\left(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}\right)=\frac{9}{12}+\left(\frac{6}{12}-\frac{4}{12}\right)=\frac{9}{12}+\frac{2}{12}=\frac{11}{12}$
$ \frac{3}{4}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}=\frac{9}{12}+\frac{6}{12}-\frac{4}{12}=\frac{15}{12}-\frac{4}{12}=\frac{11}{12} $
Vậy $\frac{3}{4}+\left(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}\right)=\frac{3}{4}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3} $
b) $\frac{2}{3}-\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{3}\right)=\frac{4}{6}-\left(\frac{3}{6}+\frac{2}{6}\right)=\frac{4}{6}-\frac{5}{6}=\frac{-1}{6} $
$ \frac{2}{3}-\frac{1}{2}-\frac{1}{3}=\frac{4}{6}-\frac{3}{6}-\frac{2}{6}=\frac{1}{6}-\frac{2}{6}=\frac{-1}{6}$
Vậy $\frac{2}{3}-\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{3}\right)=\frac{2}{3}-\frac{1}{2}-\frac{1}{3}$
Thực hành 1 trang 22
$A=\left(7-\frac{2}{5}+\frac{1}{3}\right)-\left(6-\frac{4}{3}+\frac{6}{5}\right)-\left(2-\frac{8}{5}+\frac{5}{3}\right)$
Áp dụng quy tắc bỏ dấu ngoặc rồi áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để nhóm các số hạng.
Chú ý: Trong phép tính chỉ có phép cộng trừ, ta có thể đổi chỗ các số hạng tùy ý kèm theo dấu của chúng.
$ A=\left(7-\frac{2}{5}+\frac{1}{3}\right)-\left(6-\frac{4}{3}+\frac{6}{5}\right)-\left(2-\frac{8}{5}+\frac{5}{3}\right)$
$ A=7-\frac{2}{5}+\frac{1}{3}-6+\frac{4}{3}-\frac{6}{5}-2+\frac{8}{5}-\frac{5}{3} $
$A=(7-6-2)+\left(-\frac{2}{5}-\frac{6}{5}+\frac{8}{5}\right)+\left(\frac{1}{3}+\frac{4}{3}-\frac{5}{3}\right) $
$ A=-1+0+0=-1$
Hoạt động 2 trang 23
Cộng hai vế với $\frac{2}{5}$;
Rút gọn hai vế;
Ghi kết quả.
Cộng hai vế với $\frac{2}{5}$
Rút gọn hai vế bằng cách quy đồng và thực hiện phép tính
Ghi kết quả.
$ x-\frac{2}{5}=\frac{1}{2}$
$ x-\frac{2}{5}+\frac{2}{5}=\frac{1}{2}+\frac{2}{5}$
$ x=\frac{1}{2}+\frac{2}{5}$
$ x=\frac{5}{10}+\frac{4}{10}$
$ x=\frac{9}{10}$
Vậy $x=\frac{9}{10}$.
Thực hành 2 trang 23
a) $x+\frac{1}{2}=-\frac{1}{3}$
b) $\left(-\frac{2}{7}\right)+\mathrm{x}=-\frac{1}{4}$
Sử dụng quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó.
Với mọi $x, y, z \in \mathbb{Q}: x+y=z \Rightarrow x=z-y$.
a)$ x+\frac{1}{2}=-\frac{1}{3}$
$ x=-\frac{1}{3}-\frac{1}{2}$
$ x=-\frac{2}{6}-\frac{3}{6} $
$ x=\frac{-5}{6}$
Vậy $x=\frac{-5}{6}$.
b)$\left(-\frac{2}{7}\right)+x=-\frac{1}{4}$
$ x=-\frac{1}{4}-\left(-\frac{2}{7}\right) $
$ x=-\frac{1}{4}+\frac{2}{7}$
$x=-\frac{7}{28}+\frac{8}{28} $
$ x=\frac{1}{28} $
Vậy $x=\frac{1}{28}$
Thực hành 3 trang 24
a) $1 \frac{1}{2}+\frac{1}{5} \cdot\left[\left(-2 \frac{5}{6}\right)+\frac{1}{3}\right]$
b) $\frac{1}{3} \cdot\left(\frac{2}{5}-\frac{1}{2}\right):\left(\frac{1}{6}-\frac{1}{5}\right)^{2}$
Thực hiện phép tính theo thứ tự: [ ] => ( ). Sau đó đến các phép tính ngoài ngoặc.
a)
$ 1 \frac{1}{2}+\frac{1}{5} .\left[\left(-2 \frac{5}{6}+\frac{1}{3}\right)\right]$
$ =\frac{3}{2}+\frac{1}{5} .\left[\left(-\frac{17}{6}+\frac{2}{6}\right)\right] $
$=\frac{3}{2}+\frac{1}{5}. \frac{-15}{6}$
$ =\frac{3}{2}+\frac{-1}{2} $
$ =\frac{2}{2} $
$ =1$
b)
$\frac{1}{3} .\left(\frac{2}{5}-\frac{1}{2}\right):\left(\frac{1}{6}-\frac{1}{5}\right)^2$
$ =\frac{1}{3} .\left(\frac{4}{10}-\frac{5}{10}\right):\left(\frac{5}{30}-\frac{6}{30}\right)^2 $
$ =\frac{1}{3}. \frac{-1}{10}:\left(\frac{-1}{30}\right)^2 $
$ =\frac{-1}{30}: \frac{1}{30^2} $
$ =\frac{-1}{30}. 30^2$
$ =-30$
Giải bài tập SGK bài Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế
Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế trang 24, 25 sách Toán 7 chân trời sáng tạo tập 1 dưới đây nhé!
Bài tập 1 trang 24
a) $\left(\frac{-3}{7}\right)+\left(\frac{5}{6}-\frac{4}{7}\right)$
b) $\frac{3}{5}-\left(\frac{2}{3}+\frac{1}{5}\right)$
c) $\left[\left(\frac{-1}{3}\right)+1\right]-\left(\frac{2}{3}-\frac{1}{5}\right)$
d) $1 \frac{1}{3}+\left(\frac{2}{3}-\frac{3}{4}\right)-\left(0,8+1 \frac{1}{5}\right)$
Thực hiện phép tính theo thứ tự: ( ) =>[ ]. Sau đó đến các phép tính ngoài ngoặc.
Thực hiện phép tính bằng cách đưa các số về dạng phân số rồi quy đồng mẫu các phân số.
a)
$\left(\frac{-3}{7}\right)+\left(\frac{5}{6}-\frac{4}{7}\right)$
$ =\left(\frac{-3}{7}\right)+\frac{5}{6}-\frac{4}{7} $
$ =\left[\left(\frac{-3}{7}\right)-\frac{4}{7}\right]+\frac{5}{6}$
$ =\frac{-7}{7}+\frac{5}{6} $
$=-1+\frac{5}{6}$
$ =\frac{-1}{6}$
b)
$ \frac{3}{5}-\left(\frac{2}{3}+\frac{1}{5}\right)$
$ =\frac{3}{5}-\frac{2}{3}-\frac{1}{5} $
$ =\left(\frac{3}{5}-\frac{1}{5}\right)-\frac{2}{3}$
$ =\frac{2}{5}-\frac{2}{3}$
$ =\frac{6}{15}-\frac{10}{15}$
$ =\frac{-4}{15}$
c)
$ {\left[\left(\frac{-1}{3}\right)+1\right]-\left(\frac{2}{3}-\frac{1}{5}\right)} $
$ =\left(\frac{-1}{3}\right)+1-\frac{2}{3}+\frac{1}{5} $
$ =\left(\frac{-1}{3}-\frac{2}{3}\right)+1+\frac{1}{5} $
$ =\frac{-3}{3}+1+\frac{1}{5} $
$ =-1+1+\frac{1}{5}$
$ =\frac{1}{5}$
d)
$1 \frac{1}{3}+\left(\frac{2}{3}-\frac{3}{4}\right)-\left(0,8+1 \frac{1}{5}\right) $
$=1+\frac{1}{3}+\frac{2}{3}-\frac{3}{4}-\left(\frac{4}{5}+1+\frac{1}{5}\right) $
$ =1+\frac{3}{3}-\frac{3}{4}-\left(\frac{5}{5}+1\right) $
$=1+1-\frac{3}{4}-(1+1) $
$ =-\frac{3}{4}$
Bài tập 2 trang 25
a) $\left(\frac{3}{4}: 1 \frac{1}{2}\right)-\left(\frac{5}{6}: \frac{1}{3}\right)$
b) $\left[\left(\frac{-1}{5}\right): \frac{1}{10}\right]-\frac{5}{7} \cdot\left(\frac{2}{3}-\frac{1}{5}\right)$
c) $(-0,4)+2 \frac{2}{5} \cdot\left[\left(\frac{-2}{3}\right)+\frac{1}{2}\right]^{2}$;
d) $\left\{\left[\left(\frac{1}{25}-0,6\right)^{2}: \frac{49}{125}\right] \cdot \frac{5}{6}\right\}-\left[\left(\frac{-1}{3}\right)+\frac{1}{2}\right]$.
Thực hiện phép tính theo thứ tự: ( ) =>[ ] => { } . Sau đó đến các phép tính ngoài ngoặc.
Thực hiện phép tính bằng cách đưa các số về dạng phân số rồi quy đồng mẫu các phân số.
a)
$\left(\frac{3}{4}: 1 \frac{1}{2}\right)-\left(\frac{5}{6}: \frac{1}{3}\right) $
$ =\left(\frac{3}{4}: \frac{3}{2}\right)-\left(\frac{5}{6}. 3\right) $
$=\left(\frac{3}{4} .\frac{2}{3}\right)-\frac{5}{2} $
$=\frac{1}{2}-\frac{5}{2} $
$ =\frac{-4}{2} $
$ =-2$
b)
$ {\left[\left(\frac{-1}{5}\right): \frac{1}{10}\right]-\frac{5}{7} .\left(\frac{2}{3}-\frac{1}{5}\right)}$
$ =\left(\frac{-1}{5}\right). 10-\frac{5}{7} .\left(\frac{10}{15}-\frac{3}{15}\right)$
$ =-2-\frac{5}{7} . \frac{7}{15}$
$ =-2-\frac{1}{3} $
$=\frac{-6}{3}-\frac{1}{3}$
$ =\frac{-7}{3}$
c)
$ (-0,4)+2 \frac{2}{5} .\left[\left(\frac{-2}{3}\right)+\frac{1}{2}\right]^2 $
$=\left(-\frac{2}{5}\right)+\frac{12}{5}.\left[\left(\frac{-4}{6}\right)+\frac{3}{6}\right]^2 $
$ =\left(-\frac{2}{5}\right)+\frac{12}{5} .\left(\frac{-1}{6}\right)^2 $
$ =\left(-\frac{2}{5}\right)+\frac{12}{5} . \frac{1}{36} $
$ =\left(-\frac{2}{5}\right)+\frac{1}{15}$
$=\left(-\frac{6}{15}\right)+\frac{1}{15} $
$ =\frac{-5}{15}$
$ =\frac{-1}{3}$
d)
$\left\{\left[\left(\frac{1}{25}-0,6\right)^2: \frac{49}{125}\right] . \frac{5}{6}\right\}-\left[\left(\frac{-1}{3}\right)+\frac{1}{2}\right] $
$ =\left\{\left[\left(\frac{1}{25}-\frac{3}{5}\right)^2. \frac{125}{49}\right].\frac{5}{6}\right\}-\left[\left(\frac{-2}{6}\right)+\frac{3}{6}\right] $
$=\left\{\left[\left(\frac{1}{25}-\frac{15}{25}\right)^2.\frac{125}{49}\right].\frac{5}{6}\right\}-\frac{1}{6}$
$ =\left\{\left[\left(\frac{-14}{25}\right)^2 . \frac{125}{49}\right] . \frac{5}{6}\right\}-\frac{1}{6} $
$ =\left\{\frac{196}{25^2}. \frac{25.5}{49}.\frac{5}{6}\right\}-\frac{1}{6}$
$=\left(\frac{4.49 .25 .5 .5}{25^2 .49 .6}\right)-\frac{1}{6}$
$ =\frac{4}{6}-\frac{1}{6}$
$=\frac{3}{6}$
$=\frac{1}{2}$
Bài tập 3 trang 25
Hãy tính giá trị của $\mathrm{A}$ theo hai cách:
a) Tính giá trị của từng biểu thức trong dấu ngoặc trước.
b) Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp.
a) Quy đồng và thực hiện phép tính trong ngoặc.
b) Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số nguyên với nhau, các phân số có cùng mẫu với nhau và thực hiện phép tính.
a)
$ A=\left(2+\frac{1}{3}-\frac{2}{5}\right)-\left(7-\frac{3}{5}-\frac{4}{3}\right)-\left(\frac{1}{5}+\frac{5}{3}-4\right)$
$ A=\left(\frac{30}{15}+\frac{5}{15}-\frac{6}{15}\right)-\left(\frac{105}{15}-\frac{9}{15}-\frac{20}{15}\right)-\left(\frac{3}{15}+\frac{25}{15}-\frac{60}{15}\right) $
$ A=\frac{29}{15}-\frac{76}{15}-\left(\frac{-32}{15}\right) $
$ A=\frac{29}{15}-\frac{76}{15}+\frac{32}{15}$
$ A=\frac{-15}{15}$
$A=-1$
b)
$A=\left(2+\frac{1}{3}-\frac{2}{5}\right)-\left(7-\frac{3}{5}-\frac{4}{3}\right)-\left(\frac{1}{5}+\frac{5}{3}-4\right)$
$ A=2+\frac{1}{3}-\frac{2}{5}-7+\frac{3}{5}+\frac{4}{3}-\frac{1}{5}-\frac{5}{3}+4 $
$ A=(2-7+4)+\left(\frac{1}{3}+\frac{4}{3}-\frac{5}{3}\right)+\left(-\frac{2}{5}+\frac{3}{5}-\frac{1}{5}\right)$
$ A=-1+0+0=-1$
Bài tập 4 trang 25
a) $x+\frac{3}{5}=\frac{2}{3}$
b) $\frac{3}{7}-x=\frac{2}{5}$;
c) $\frac{4}{9}-\frac{2}{3} x=\frac{1}{3}$
d) $\frac{3}{10} x-1 \frac{1}{2}=\left(\frac{-2}{7}\right): \frac{5}{14}$.
5. Tìm $\mathrm{x}$, biết:
a) $\frac{2}{9}: x+\frac{5}{6}=0,5$
b) $\frac{3}{4}-\left(x-\frac{2}{3}\right)=1 \frac{1}{3}$;
c) $1 \frac{1}{4}:\left(x-\frac{2}{3}\right)=0,75$
d) $\left(-\frac{5}{6} x+\frac{5}{4}\right): \frac{3}{2}=\frac{4}{3}$
– Áp dụng quy tắc chuyển vế
– Áp dụng các quy tắc: Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số còn lại.
a)
$ x+\frac{3}{5}=\frac{2}{3}$
$x=\frac{2}{3}-\frac{3}{5} $
$x=\frac{10}{15}-\frac{9}{15} $
$ x=\frac{1}{15}$
Vậy $x=\frac{1}{15}$.
b)
$ \frac{3}{7}-x=\frac{2}{5}$
$x=\frac{3}{7}-\frac{2}{5} $
$ x=\frac{15}{35}-\frac{14}{35} $
$ x=\frac{1}{35}$
Vậy $x=\frac{1}{35}$.
c)
$\frac{4}{9}-\frac{2}{3} x=\frac{1}{3} $
$ \frac{2}{3} x=\frac{4}{9}-\frac{1}{3}$
$\frac{2}{3} x=\frac{4}{9}-\frac{3}{9}$
$\frac{2}{3} x=\frac{1}{9}$
$x=\frac{1}{9}: \frac{2}{3}$
$ x=\frac{1}{9}. \frac{3}{2} $
$ x=\frac{1}{6}$
Vậy $x=\frac{1}{6}$.
d)
$\frac{3}{10} x-1 \frac{1}{2}=\left(\frac{-2}{7}\right): \frac{5}{14} $
$ \frac{3}{10} x-\frac{3}{2}=\left(\frac{-2}{7}\right). \frac{14}{5} $
$ \frac{3}{10} x-\frac{3}{2}=\frac{-4}{5}$
$\frac{3}{10} x=\frac{-4}{5}+\frac{3}{2}$
$ \frac{3}{10} x=\frac{-8}{10}+\frac{15}{10} $
$ \frac{3}{10} x=\frac{7}{10} $
$ x=\frac{7}{10}: \frac{3}{10}$
$ x=\frac{7}{3}$
Vậy $x=\frac{7}{3}$.
Bài tập 5 trang 25
a) $\frac{2}{9}: x+\frac{5}{6}=0,5$
b) $\frac{3}{4}-\left(x-\frac{2}{3}\right)=1 \frac{1}{3}$;
c) $1 \frac{1}{4}:\left(x-\frac{2}{3}\right)=0,75$
d) $\left(-\frac{5}{6} x+\frac{5}{4}\right): \frac{3}{2}=\frac{4}{3}$
– Áp dụng quy tắc chuyển vế
– Áp dụng các quy tắc:
+ Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương
+ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
a)
$\frac{2}{9}: x+\frac{5}{6}=0,5$
$\frac{2}{9}: x=\frac{1}{2}-\frac{5}{6} $
$ \frac{2}{9}: x=\frac{3}{6}-\frac{5}{6} $
$ \frac{2}{9}: x=\frac{-2}{6} $
$x=\frac{2}{9}: \frac{-2}{6}$
$ x=\frac{2}{9}. \frac{-6}{2} $
$ x=\frac{-2}{3}$
Vậy $x=\frac{-2}{3}$.
b)
$ \frac{3}{4}-\left(x-\frac{2}{3}\right)=1 \frac{1}{3} $
$ x-\frac{2}{3}=\frac{3}{4}-1 \frac{1}{3} $
$x-\frac{2}{3}=\frac{3}{4}-\frac{4}{3}$
$ x-\frac{2}{3}=\frac{9}{12}-\frac{16}{12} $
$ x-\frac{2}{3}=\frac{-7}{12}$
$x=\frac{-7}{12}+\frac{2}{3} $
$ x=\frac{-7}{12}+\frac{8}{12}$
$ x=\frac{1}{12} $
Vậy$ x=\frac{1}{12}$
c)
$1 \frac{1}{4}:\left(x-\frac{2}{3}\right)=0,75$
$ \frac{5}{4}:\left(x-\frac{2}{3}\right)=\frac{3}{4} $
$ x-\frac{2}{3}=\frac{5}{4}: \frac{3}{4}$
$ x-\frac{2}{3}=\frac{5}{4} . \frac{4}{3} $
$ x-\frac{2}{3}=\frac{5}{3}$
$ x=\frac{5}{3}+\frac{2}{3}$
$ x=\frac{7}{3}$
Vậy $x=\frac{7}{3}$.
d)
$ \left(-\frac{5}{6} x+\frac{5}{4}\right): \frac{3}{2}=\frac{4}{3} $
$ -\frac{5}{6} x+\frac{5}{4}=\frac{4}{3}. \frac{3}{2} $
$-\frac{5}{6} x+\frac{5}{4}=2 $
$-\frac{5}{6} x=2-\frac{5}{4} $
$-\frac{5}{6} x=\frac{8}{4}-\frac{5}{4} $
$ -\frac{5}{6} x=\frac{3}{4} $
$ x=\frac{3}{4}:\left(-\frac{5}{6}\right)$
$ x=\frac{3}{4}.\frac{-6}{5}$
$ x=\frac{-9}{10}$
Vậy $x=\frac{-9}{10}$.
Bài tập 6 trang 25
a) $\frac{13}{23}. \frac{7}{11}+\frac{10}{23}. \frac{7}{11}$
b) $\frac{5}{9}.\frac{23}{11}-\frac{1}{11} . \frac{5}{9}+\frac{5}{9}$
c) $\left[\left(-\frac{4}{9}\right)+\frac{3}{5}\right]: \frac{13}{17}+\left(\frac{2}{5}-\frac{5}{9}\right): \frac{13}{17}$
d) $\frac{3}{16}:\left(\frac{3}{22}-\frac{3}{11}\right)+\frac{3}{16}:\left(\frac{1}{10}-\frac{2}{5}\right)$.
Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân đối với phép cộng: $a .c+a. c=a.(b+c)$
a)
$ \frac{13}{23} . \frac{7}{11}+\frac{10}{23}. \frac{7}{11}$
$=\frac{7}{11} .\left(\frac{13}{23}+\frac{10}{23}\right)$
$=\frac{7}{11} . \frac{23}{23} $
$ =\frac{7}{11}. 1$
$ =\frac{7}{11}$
b)
$ \frac{5}{9} .\frac{23}{11}-\frac{1}{11}. \frac{5}{9}+\frac{5}{9} $
$ =\frac{5}{9} .\left(\frac{23}{11}-\frac{1}{11}+1\right) $
$ =\frac{5}{9} .(2+1)$
$ =\frac{5}{9}. 3=\frac{5}{3}$
c)
$ {\left[\left(-\frac{4}{9}+\frac{3}{5}\right): \frac{13}{17}\right]+\left(\frac{2}{5}-\frac{5}{9}\right): \frac{13}{17}}$
$ =\left(-\frac{4}{9}+\frac{3}{5}\right).\frac{17}{13}+\left(\frac{2}{5}-\frac{5}{9}\right) .\frac{17}{13} $
$ =\frac{17}{13} \left(-\frac{4}{9}+\frac{3}{5}+\frac{2}{5}-\frac{5}{9}\right)$
$=\frac{17}{13}.\left[\left(-\frac{4}{9}-\frac{5}{9}\right)+\left(\frac{3}{5}+\frac{2}{5}\right)\right]$
$ =\frac{17}{13}.\left(\frac{-9}{9}+\frac{5}{5}\right)$
$ =\frac{17}{13} .(-1+1) $
$=\frac{17}{13} .0=0$
d)
$ \frac{3}{16}:\left(\frac{3}{22}-\frac{3}{11}\right)+\frac{3}{16}:\left(\frac{1}{10}-\frac{2}{5}\right) $
$ =\frac{3}{16}:\left(\frac{3}{22}-\frac{6}{22}\right)+\frac{3}{16}:\left(\frac{1}{10}-\frac{4}{10}\right)$
$=\frac{3}{16}: \frac{-3}{22}+\frac{3}{16}: \frac{-3}{10} $
$ =\frac{3}{16}. \frac{-22}{3}+\frac{3}{16} . \frac{-10}{3}$
$=\frac{3}{16}.\left(\frac{-22}{3}+\frac{-10}{3}\right) $
$=\frac{3}{16}. \frac{-32}{3} $
$ =-2$
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 4 chương 1 – Số hữu tỉ trang 22, 23, 24, 25 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!