Giải SGK bài 2 trang 81, 82, 83, 84, 85, 86 chương 3 Toán 7 Cánh diều tập 1
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Hình lăng trụ đứng tứ giác và Hình lăng trụ đứng tam giác. Các bài tập sau đây thuộc bài 2 chương 3 – Hình học trực quan trang 81, 82, 83, 84, 85, 86 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài 2 chương 3
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 81, 82, 83, 84 trong bài Hình lăng trụ đứng tứ giác và Hình lăng trụ đứng tam giác. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Câu hỏi khởi động trang 81
Những hình khối có dạng như trên được gọi là hình gì?
Những hình khối như trên được gọi là hình lăng trụ.
Hoạt động 2 trang 82
Đọc tên 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh của hình lăng trụ đứng tam giác
Hình lăng trụ đứng tam giác có:
+) 5 mặt gồm: ABC; A’B’C’; ABB’A’; BCC’B’; ACC’A’
+) 9 cạnh gồm: AB; BC;CA;A’B’;B’C’;C’A’; AA’; BB’; CC’
+) 6 đỉnh gồm: A;B;C; A’;B’;C’.
Hoạt động 3 trang 82
a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình gì?
b) Mặt bên AA’C’C là hình gì?
c) So sánh độ dài các cạnh bên AA’ và CC’
Hình lăng trụ đứng tam giác có 2 mặt đáy là hình tam giác, mặt bên là các hình chữ nhật
So sánh độ dài 2 cạnh
a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình tam giác
b) Mặt bên AA’C’C là hình chữ nhật
c) Hai cạnh bên AA’ và CC’ có độ dài bằng nhau
Hoạt động 5 trang 83
giác đó.
Đọc tên 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh của hình lăng trụ đứng tứ giác
Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD. A’B’C’D’ có:
+) 6 mặt gồm: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; ADD’A’; BCC’B’; CDD’C’.
+) 12 cạnh gồm: AB; BC;CD;DA;A’B’;B’C’;C’D’; D’A’; AA’; BB’; CC’ ; DD’.
+) 8 đỉnh gồm: A;B;C;D;A’;B’;C’;D’.
Hoạt động 6 trang 84
a) Đáy dưới ABCD và đáy trên A’B’C’D’ là hình gì?
b) Mặt bên AA’D’D là hình gì?
c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và DD’.
Hình lăng trụ đứng tứ giác có 2 mặt đáy là hình tứ giác, mặt bên là hình chữ nhật
Các cạnh bên bằng nhau
a) Đáy dưới ABCD và đáy trên A’B’C’D’ là hình tứ giác
b) Mặt bên AA’D’D là hình chữ nhật
c) Độ dài hai cạnh bên AA’ và DD’ bằng nhau.
Hoạt động 7 trang 84
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là: $S.h$ với $S$ là diện tích đáy; $h$ là chiều cao của hình hộp
Hoạt động 8 trang 84
a) Tính diện tích hình chữ nhật MNPQ
b) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với tích chu vi đáy của hình lăng trụ
đứng tam giác ABC.A’B’C’ và chiều cao của hình lăng trụ đó.
c) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng
Tính và so sánh
a) Diện tích hình chữ nhật $MNPQ$ là: $S = MN . NP = h.(b+c+a)$
b) Chu vi đáy của hình lăng trụ tam giác là: $CABC = a+b+c$
Tích chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác $ABC.A’B’C’$ và chiều cao của hình lăng trụ đó là:
$(a+b+c).h$
Như vậy, diện tích của hình chữ nhật $MNPQ$ bằng tích chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác $ABC.A’B’C’$ và chiều cao của hình lăng trụ đó
c) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác $ABC.A’B’C’$ là:
$Sxq = SABB’A’ + SACC’A’ + SBCC’B’ = h.c+h.b+h.a = h.(c+b+a)$
Vậy diện tích của hình chữ nhật $MNPQ$ bằng diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác $ABC.A’B’C’$
Giải bài tập SGK bài 2 chương 3
Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Hình lăng trụ đứng tứ giác và Hình lăng trụ đứng tam giác trang 85, 86 sách Toán 7 Cánh diều tập 1 dưới đây nhé!
Bài tập 1 trang 85
Đặc điểm của hình lăng trụ đứng tam giác và lăng trụ đứng tứ giác
Bài tập 2 trang 86
Bài tập 3 trang 86
(i) Hình nào trong các hình 33a, 33b là hình lăng trụ đứng tam giác? Hình lăng trụ đứng tứ giác?
(ii) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 33.
(iii) Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 33.
+) Hình lăng trụ đứng tam giác có 2 mặt đáy cùng là hình tam giác và song song với nhau; mỗi mặt bên là hình chữ nhật.
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác có 2 mặt đáy cùng là hình tứ giác và song song với nhau; mỗi mặt bên là hình chữ nhật.
+) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng = chu vi đáy . chiều cao
+) Thể tích của hình lăng trụ đứng = diện tích đáy . chiều cao
i) Hình 33b là hình lăng trụ đứng tam giác
Hình 33a là hình lăng trụ đứng tứ giác
ii) Hình 33a: $\mathrm{S}_{\mathrm{xq}}=(3+4+5+8) \cdot 5=100\left(\mathrm{~cm}^2\right)$
Hình 33b: $\mathrm{S}_{\mathrm{xq}}=(3+4+5) \cdot 6=72\left(\mathrm{~cm}^2\right)$
iii) Hình 33a: Diện tích đáy là: (8+4).3:2=18 $\left(\mathrm{cm}^2\right)$
Thể tích là: $V=18.5=90\left(\mathrm{~cm}^3\right)$
Hình 33b: Diện tích đáy là: $\frac{1}{2} 3.4=6\left(\mathrm{~cm}^2\right)$
Thể tích là: V= 6.6=36 $\left(\mathrm{cm}^3\right)$
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Hình lăng trụ tứ giác và Hình lăng trụ tam giác chương3 – Hình học trực quan trang 81, 82, 83, 84, 85, 86 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!