Giải SGK bài 3 trang 17, 18, 19, 20, 21 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ Các bài tập sau đây thuộc bài 3 chương 1 – Số hữu tỉ trang 17, 18, 19, 20, 21 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài 3 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 17, 18, 19, 20 trong bài Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Câu hỏi khởi động trang 17
Khối lượng Sao Hỏa khoảng 6,417. $10^{23} \mathrm{~kg}$.
Khối lượng Sao Hỏa bằng khoảng bao nhiêu lần khối Iượng Trái Đất?
Thực hiện phép chia khối lượng Sao Hỏa cho khối lượng Trái Đất.
Khối lượng Sao Hỏa bằng khoảng số lần khối lượng Trái Đất là:
$\frac{6,417. 10^{23}}{5,9724 . 10^{24}}=\frac{6,417. 10^{23}}{59,724.10^{23}}=\frac{6,417}{59,724} \approx 0,11 \text { (lần) }$
Hoạt động 1 trang 17
a) 7.7.7.7.7
b) 12.12…12 ( $n$ thừa số 12$)(n \in \mathbb{N}, n>1$ )
$x^n=\underbrace{x . x \ldots x}_n\left(n \in \mathbb{N}^*\right)$
Số $x$ được gọi là cơ số, $n$ được gọi là số mū.
a) $7.7 .7 .7 .7=7^5$
b) $12.12 \ldots . .12=12^n$ ( $n$ thừa số 12 )
Luyện tập vận dụng 1 trang 17
Thể tích hình lập phương cạnh a là: $V = a^3$
Thể tích bể nước hình lập phương là:
$V = 1,8^3 = 5,832 (m^3)$
Luyện tập vận dụng 2 trang 18
$x^n=\underbrace{x . x \ldots x}_n n \in \mathbb{N}^*$
$ \left(\frac{-3}{4}\right)^3=\left(\frac{-3}{4}\right).\left(\frac{-3}{4}\right) .\left(\frac{-3}{4}\right)=\frac{(-3) .(-3) .(-3)}{4 . 4. 4}=\frac{-27}{64} $
$ \left(\frac{1}{2}\right)^5=\frac{1}{2} . \frac{1}{2} .\frac{1}{2} .\frac{1}{2} .\frac{1}{2}=\frac{1. 1 . 1 . 1 . 1}{2 . 2 . 2 . 2 .2}=\frac{1}{32}$
Hoạt động 2 trang 18
a) $2^m. 2^n$
b) $3^m: 3^n$ với $m \geq n$
Sử dụng định nghĩa lũy thừa của một số hữu tỉ $x^m=x . x \ldots x$ ( $\mathrm{m}$ thừa số $x$ )
a) $2^m. 2^n=\underbrace{2.2 \ldots 2}_m . \underbrace{2.2 \ldots 2}_n=2^{\mathrm{m}+\mathrm{n}}$
b) $3^m: 3^n=(\underbrace{3.3 \ldots 3}_m):(\underbrace{3.3 \ldots 3}_n)=3^{m-n}$ với $m \geq n$
Luyện tập vận dụng 3 trang 19
a) $\frac{6}{5}.(1,2)^8$
b) $\left(\frac{-4}{9}\right)^7: \frac{16}{81}$
Viết các số dưới dạng lũy thừa với số mũ tự nhiên
$ x^m. x^n=x^{m+n}(m, n \in \mathbb{N})$
$ x^m: x^n=x^{m-n}(x \neq 0 ; m \geq n ; m, n \in \mathbb{N})$
a) $\frac{6}{5} .(1,2)^8=1,2.(1,2)^8=(1,2)^{1+8}=(1,2)^9$
b) $\left(\frac{-4}{9}\right)^7: \frac{16}{81}=\left(\frac{-4}{9}\right)^7:\left(\frac{-4}{9}\right)^2=\left(\frac{-4}{9}\right)^{7-2}=\left(\frac{-4}{9}\right)^5$
Hoạt động 3 trang 19
$x^n=\underbrace{x . x \ldots x}_n\left(n \in \mathbb{N}^*\right)$
Ta có: $\left(15^3\right)^2=15^3. 15^3=15^{3+3}=15^6 $
$ 15^{3.2}=15^6 $
Vậy $\left(15^3\right)^2=15^{3.2}$
Luyện tập vận dụng 4 trang 19
a) $\left[\left(-\frac{1}{6}\right)^3\right]^4$ với $a=-\frac{1}{6}$.
b) $\left[(-0,2)^4\right]^5$ với $a=-0,2$.
$\left(x^m\right)^n=x^{m. n}(m, n \in \mathbb{N})$
a) $\left.\left[\left(-\frac{1}{6}\right)^3\right]^4 \text { (với } a=-\frac{1}{6}\right)$
$ =\left(-\frac{1}{6}\right)^{3.4}=\left(-\frac{1}{6}\right)^{12}$
b) $\left[(-0,2)^4\right]^5 \quad(\text { với } a=-0,2)$
$ =(-0,2)^{4.5}=(-0,2)^{20}$
Giải bài tập SGK bài 3 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1
Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ trang 20, 21 sách Toán 7 Cánh diều tập 1 dưới đây nhé!
Bài tập 1 trang 20
Luỹ thừa bậc n của một số hữu tỉ $x$, kí hiệu $x^n$, là tích của $n$ thừa số $x$ :
$x^n=\underbrace{x . x \ldots x}_n\left(n \in \mathbb{N}^*\right)$
Số $x$ được gọi là cơ số, $n$ được gọi là số mũ.
Bài tập 2 trang 20
a) $(-2)^4 \cdot(-2)^5$ và $(-2)^{12}:(-2)^3$;
b) $\left(\frac{1}{2}\right)^2 \cdot\left(\frac{1}{2}\right)^6$ và $\left[\left(\frac{1}{2}\right)^4\right]^2$
c) $(0,3)^8:(0,3)^2$ và $\left[(0,3)^2\right]^3$;
d) $\left(-\frac{3}{2}\right)^5:\left(-\frac{3}{2}\right)^3$ và $\left(\frac{3}{2}\right)^2$.
Thực hiện phép tính rồi so sánh:
$ x^m. x^n=x^{m+n}(m, n \in \mathbb{N})$
$ x^m: x^n=x^{m-n}(x \neq 0 ; m \geq n ; m, n \in \mathbb{N})$
a) $(-2)^4.(-2)^5=(-2)^{4+5}=(-2)^9 $
$ (-2)^{12}:(-2)^3=(-2)^{12-3}=(-2)^9 $
Vậy $(-2)^4 .(-2)^5=(-2)^{12}:(-2)^3$
b) $\left(\frac{1}{2}\right)^2 .\left(\frac{1}{2}\right)^6=\left(\frac{1}{2}\right)^{2+6}=\left(\frac{1}{2}\right)^8$
$\left[\left(\frac{1}{2}\right)^4\right]^2=\left(\frac{1}{2}\right)^{4.2}=\left(\frac{1}{2}\right)^8$
Vậy $\left(\frac{1}{2}\right)^2 .\left(\frac{1}{2}\right)^6=\left[\left(\frac{1}{2}\right)^4\right]^2$
c) $(0,3)^8:(0,3)^2=(0,3)^{8-2}=(0,3)^6$
$\left[(0,3)^2\right]^3=(0,3)^{2.3}=(0,3)^6$
Vậy $(0,3)^8:(0,3)^2=\left[(0,3)^2\right]^3$.
d) $\left(-\frac{3}{2}\right)^5:\left(-\frac{3}{2}\right)^3=\left(-\frac{3}{2}\right)^{5-3}=\left(-\frac{3}{2}\right)^2=\left(\frac{3}{2}\right)^2$
Vậy $\left(-\frac{3}{2}\right)^5:\left(-\frac{3}{2}\right)^3=\left(\frac{3}{2}\right)^2$.
Bài tập 3 trang 20
a) $(1,2)^3. x=(1,2)^5$;
b) $\left(\frac{2}{3}\right)^7: x=\left(\frac{2}{3}\right)^6$
a) Muốn tìm thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số còn lại.
b) Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
a)
$ (1,2)^3 . x=(1,2)^5 $
$ x=(1,2)^5:(1,2)^3 $
$ x=(1,2)^2 $
$ x=1,44 $
Vậy $ x=1,44$
b)
$ \left(\frac{2}{3}\right)^7: x=\left(\frac{2}{3}\right)^6$
$ x=\left(\frac{2}{3}\right)^7:\left(\frac{2}{3}\right)^6 $
$ x=\frac{2}{3}$
Vậy $x=\frac{2}{3}$.
Bài tập 4 trang 20
a) $\left(\frac{8}{9}\right)^3 \cdot \frac{4}{3} \cdot \frac{2}{3}$ với $a=\frac{8}{9}$
b) $\left(\frac{1}{4}\right)^7 \cdot 0,25$ với $a=0,25$;
c) $(-0,125)^6: \frac{-1}{8}$ với $a=-\frac{1}{8}$;
d) $\left[\left(\frac{-3}{2}\right)^3\right]^2$ với $a=\frac{-3}{2}$.
$ x^m . x^n=x^{m+n}(m, n \in \mathbb{N}) $
$ x^m: x^n=x^{m-n}(x \neq 0 ; m \geq n ; m, n \in \mathbb{N}) $
$ \left(x^m\right)^n=x^{m . n}(m, n \in \mathbb{N})$
a) $\left(\frac{8}{9}\right)^3. \frac{4}{3}. \frac{2}{3}=\left(\frac{8}{9}\right)^3. \frac{8}{9}=\left(\frac{8}{9}\right)^{3+1}=\left(\frac{8}{9}\right)^4$
b) $\left(\frac{1}{4}\right)^7. 0,25=(0,25)^7. 0,25=(0,25)^{7+1}=(0,25)^8$
c) $(-0,125)^6: \frac{-1}{8}=\left(\frac{-1}{8}\right)^6: \frac{-1}{8}=\left(\frac{-1}{8}\right)^{6-1}=\left(\frac{-1}{8}\right)^5$
d) $\left[\left(\frac{-3}{2}\right)^3\right]^2=\left(\frac{-3}{2}\right)^{3.2}=\left(\frac{-3}{2}\right)^6$
Bài tập 5 trang 20
a) Luỹ thừa của $x^2$;
b) Luỹ thừa của $x^3$.
$\left(x^m\right)^n=x^{m. n}(m, n \in \mathbb{N})$
a) $x^{12}=x^{2.6}=\left(x^2\right)^6$
b) $x^{12}=x^{3.4}=\left(x^3\right)^4$
Bài tập 6 trang 20
Cạnh hình vuông thực tế = Cạnh hình vuông trên bản đồ. 100000
Diện tích hình vuông cạnh a là: $a^2$
Độ dài cạnh hình vuông ngoài thực tế là: 0,7. $100000=70000(\mathrm{~cm})=700(\mathrm{~m})$
Diện tích cánh đồng lúa hình vuông ngoài thực tế là: $(700)^2=490000\left(\mathrm{~m}^2\right)=4,9.10^5$ $\left(\mathrm{m}^2\right)$
Bài tập 7 trang 20
Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ bằng bao nhiêu ki-lô-mét?
Khoảng cách = Vận tốc . thời gian
Ta có: $299792458 \approx 300000000=3.10^8(\mathrm{~m} / \mathrm{s})$
Đổi 8 phút 19 giây $=499$ giây $\approx 500$ giây
Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất là:
$3.10^8 .500=3.10^8 .5 .10^2=15.10^{10}(\mathrm{~m})=15.10^7(\mathrm{~km})$
Bài tập 8 trang 21
– Diện tích hình vuông cạnh a là: $a^2$
– Tính diện tích mảnh vườn thứ nhất và thứ hai
– Lấy diện tích mảnh vườn thứ nhất : diện tích mảnh vườn thứ hai
Diện tích hình vuông thứ nhất là: $(19,5)^2=380,25$ (m²)
Diện tích hình vuông thứ hai là: $(6,5)^2=42,25\left(\mathrm{~m}^2\right)$
Ta có: $380,25: 42,25=9$
Vậy diện tích mảnh vườn thứ nhất gấp 9 lần diện tích mảnh vườn thứ hai.
Bài tập 9 trang 21
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
a) Ba chu kì bán rã của nguyên tố phóng xạ đó là bao nhiêu năm?
b) Sau ba chu kì bán rã, khối lượng của nguyên tố phóng xạ đó còn lại bằng bao nhiêu phần khối lượng ban đầu?
a) n chu kì bán rã = n . chu kì bán rã
b) Sau n chu kì bán rã, khối lượng còn lại $\frac{1}{2^n}$ khối lượng ban đầu.
a) Ba chu kì bán rã của nguyên tố phóng xạ đó là: $3. 4,468 . 10^9= 13,404. 10^9=1,3404.10^{10}$ (năm)
b) Sau ba chu kì bán rã, khối lượng của nguyên tố phóng xạ đó còn lại $\frac{1}{2^3}=\frac{1}{8}$ khối lượng ban đầu.
Bài tập 10 trang 21
Viết các số sau theo kí hiệu khoa học (với đơn vị đã cho):
a) Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất khoảng 384400 km;
b) Khối lượng của Mặt Trời khoảng $1989.10^{27}$ kg;
c) Khối lượng của Sao Mộc khoảng $1898.10^{24} \mathrm{~kg}$.
(Nguồn: https://www.nasa.gov)
Đưa các số về dạng $a.10 ^n$ với $1 \leq a<10$
a) $384400=3,844.10^5 \mathrm{~km}$
b) $1989.10^{27}=1,989.10^3. 10^{27}=1,989.10^{30} \mathrm{~kg}$
c) $1898.10^{24}=1,898.10^3 .10^{24}=1,898.10^{27} \mathrm{~kg}$
Bài tập 11 trang 21
a) $(3,147)^3$;
b) $(-23,457)^5$;
c) $\left(\frac{4}{-5}\right)^4$
d) $(0,12)^2.\left(\frac{-13}{28}\right)^5$
a) $(3,147)^3 \approx 31,167$
b) $(-23,457)^5 \approx-7101700,278$
c) $\left(\frac{4}{-5}\right)^4=\frac{256}{625}$;
d) $(0,12)^2 .\left(\frac{-13}{28}\right)^5 \approx-3,107 . 10^{-4}$.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ thuộc chương 1 – Số hữu tỉ trang 17, 18, 19, 20, 21 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!