SGK Toán 7 - Cánh Diều
Giải SGK Bài 1 Chương 5 trang 3, 7, 8 Toán 7 Cánh diều tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi cũng như bài tập trong bài Thu thập phân loại và biểu diễn dữ liệu. Đây là bài học thuộc Bài 1 Chương 5 trang 3-7,8 toán 7 Cánh Diều tập 2. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày bên dưới.
Câu hỏi khởi động trang 3 Toán 7 Cánh Diều
Làm thế nào để biểu diễn dữ liệu đã thu thập và phân loại?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 bài Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu.
Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 bài Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu.
Lời giải chi tiết:
Để biểu diễn dữ liệu đã thu thập và phân loại, ta cần:
– Thu thập và phân loại dữ liệu.
– Xác định tính đúng đắn (phân tích và xử lí) của dữ liệu
– Biểu diễn dữ liệu ở dạng thích hợp bằng bảng số liệu hoặc biểu đồ (biểu đồ tranh, biểu đồ cột).
Để biểu diễn dữ liệu đã thu thập và phân loại, ta cần:
– Thu thập và phân loại dữ liệu.
– Xác định tính đúng đắn (phân tích và xử lí) của dữ liệu
– Biểu diễn dữ liệu ở dạng thích hợp bằng bảng số liệu hoặc biểu đồ (biểu đồ tranh, biểu đồ cột).
Bài 1 trang 7 Toán 7 Cánh Diều
Sau khi tìm hiểu thông tin về Hệ Mặt Trời từ trang web http://solarsystem.nasa.gov, bạn Ngân thu thập được những dữ liệu thống kê sau:
– Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
– Bán kính (theo đơn vị ki – lô – mét) của tám hành tinh đó lần lượt là:
2440, 6052, 6371, 3390, 69911, 58262, 25362, 24622.
Trong hai loại dữ liệu thống kê thu thập được ở trên, dữ liệu thống kê nào là số liệu? Dữ liệu thống kê nào không phải là số liệu?
– Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
– Bán kính (theo đơn vị ki – lô – mét) của tám hành tinh đó lần lượt là:
2440, 6052, 6371, 3390, 69911, 58262, 25362, 24622.
Trong hai loại dữ liệu thống kê thu thập được ở trên, dữ liệu thống kê nào là số liệu? Dữ liệu thống kê nào không phải là số liệu?
Phương pháp giải:
Xác định đâu là dữ liệu thống kê là số liệu (là số lượng của…., là độ dài của….), đâu là dữ liệu thống kê không phải số liệu (là tên của….).
(Đọc lại ví dụ 1 trang 3 phần I. Thu thập và phân loại dữ liệu)
Xác định đâu là dữ liệu thống kê là số liệu (là số lượng của…., là độ dài của….), đâu là dữ liệu thống kê không phải số liệu (là tên của….).
(Đọc lại ví dụ 1 trang 3 phần I. Thu thập và phân loại dữ liệu)
Lời giải chi tiết:
Dãy dữ liệu thứ nhất là tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nên không phải là dãy số liệu.
Dãy dữ liệu thứ hai là độ dài bán kính (theo đơn vị ki-lô-mét) của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời nên là dãy số liệu.
Dãy dữ liệu thứ nhất là tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nên không phải là dãy số liệu.
Dãy dữ liệu thứ hai là độ dài bán kính (theo đơn vị ki-lô-mét) của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời nên là dãy số liệu.
Bài 2 trang 7 Toán 7 Cánh Diều
Khối lớp 7 của một trường trung học cơ sở có bốn lớp là 7A, 7B, 7C, 7D, mỗi lớp có 40 học sinh. Nhà trường cho học sinh khối lớp 7 đăng kí tham quan hai bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Mỗi học sinh chỉ đăng kí tham gia đúng một bảo tàng. Bạn Thảo lập biểu đồ cột kép ở Hình 3 biểu diễn số lượng học sinh đăng kí tham quan hai bảo tàng trên của từng lớp.
Bạn Thảo đã biểu diễn nhầm số liệu của một lớp trong biểu đồ cột kép ở Hình 3. Theo em, bạn Thảo đã biểu diễn nhầm số liệu của lớp nào?
Bạn Thảo đã biểu diễn nhầm số liệu của một lớp trong biểu đồ cột kép ở Hình 3. Theo em, bạn Thảo đã biểu diễn nhầm số liệu của lớp nào?
Phương pháp giải:
Xác định số liệu của mỗi lớp và tính tổng để xem có bằng với số học sinh của mỗi lớp không? Nếu lớp nào không bằng là bạn Thảo đã nhập sai dữ liệu của lớp đó.
Tổng số học sinh mỗi lớp = Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia + Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Xác định số liệu của mỗi lớp và tính tổng để xem có bằng với số học sinh của mỗi lớp không? Nếu lớp nào không bằng là bạn Thảo đã nhập sai dữ liệu của lớp đó.
Tổng số học sinh mỗi lớp = Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia + Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Lớp 7A:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 15
Tổng số học sinh của lớp 7A là: $25+15=40$
Lớp 7B:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 30
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 10
Tổng số học sinh của lớp 7B là: $30+10=40$
Lớp 7C:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 20
Tổng số học sinh của lớp 7 C là: $25+20=45>40$
Lớp 7D:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 15
Tổng số học sinh của lớp 7D là: $25+15=40$
Vậy bạn Thảo đã nhập nhầm số liệu của lớp 7C.
Lớp 7A:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 15
Tổng số học sinh của lớp 7A là: $25+15=40$
Lớp 7B:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 30
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 10
Tổng số học sinh của lớp 7B là: $30+10=40$
Lớp 7C:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 20
Tổng số học sinh của lớp 7 C là: $25+20=45>40$
Lớp 7D:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 15
Tổng số học sinh của lớp 7D là: $25+15=40$
Vậy bạn Thảo đã nhập nhầm số liệu của lớp 7C.
Bài 3 trang 8 Toán 7 Cánh Diều
Biểu đồ cột kép ở Hình 4 biểu diễn dân số (ước tính) của Việt Nam và Thái Lan ở một số năm trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2019.
a) Hoàn thành số liệu ở bảng sau:
b) Trong các năm trên, tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan lớn nhất ở năm nào?
a) Hoàn thành số liệu ở bảng sau:
b) Trong các năm trên, tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan lớn nhất ở năm nào?
Phương pháp giải:
a) Quan sát Hình 4 để đưa ra số liệu ở bảng: số liệu cột màu xanh là Dân số Việt Nam, số liệu cột màu cam là Dân số Thái Lan.
Muốn tính tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan ta lấy dân số Việt Nam chia dân số Thái Lan cùng năm.
b) Quan sát bảng số liệu ở phần a), so sánh tỉ số dân số Việt Nam và dân số Thái Lan qua các năm và rút ra kết luận năm nào lớn nhất.
a) Quan sát Hình 4 để đưa ra số liệu ở bảng: số liệu cột màu xanh là Dân số Việt Nam, số liệu cột màu cam là Dân số Thái Lan.
Muốn tính tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan ta lấy dân số Việt Nam chia dân số Thái Lan cùng năm.
b) Quan sát bảng số liệu ở phần a), so sánh tỉ số dân số Việt Nam và dân số Thái Lan qua các năm và rút ra kết luận năm nào lớn nhất.
Lời giải chi tiết:
a)
Năm 1979:
+ Dân số Việt Nam là 53 triệu người.
+ Dân số Thái Lan là 46 triệu người
Tỉ số của dân số việt Nam và dân số Thái Lan năm 1979 là: $\frac{53000000}{46000000}=\frac{53}{46}$
Tương tự ta có bảng số liệu sau:
b) Trong các năm trên, tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan lớn nhất ở năm $2019\left(\frac{96}{70}=\frac{48}{35}\right)$.
a)
Năm 1979:
+ Dân số Việt Nam là 53 triệu người.
+ Dân số Thái Lan là 46 triệu người
Tỉ số của dân số việt Nam và dân số Thái Lan năm 1979 là: $\frac{53000000}{46000000}=\frac{53}{46}$
Tương tự ta có bảng số liệu sau:
b) Trong các năm trên, tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan lớn nhất ở năm $2019\left(\frac{96}{70}=\frac{48}{35}\right)$.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK Bài 1 Chương 7- Thu thập phân loại và biểu diễn dữ liệu trang 3, 7, 8 Toán 7 Cánh diều tập 2. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!