SGK Toán 7 - Cánh Diều

Giải SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2

Trong bài viết này, HocThatGioi sẽ giải đáp những câu hỏi và bài tập trong bài Biểu đồ đoạn thẳng. Đây là bài học thuộc Bài 3 Chương V Một số yếu tố thống kê và xác suất trang 14, 15, 16, 17, 18, 19 sách Toán 7 Cánh diều tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Trả lời câu hỏi SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2

Mở đầu bài học với câu hỏi khởi động bài Biểu đồ đoạn thẳng dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức về bài học.

Câu hỏi khởi động trang 14

Biểu đồ Hình 11 biểu diễn thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) ở một số năm trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020.
Biểu đồ ở Hình 11 là loại biểu đồ gì?

Giải SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2 6
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ: đối tượng thống kê, tiêu chí thống kê, mỗi điểm đầu mút để xác định biểu đồ ở Hình 11 là loại biểu gì.
Lời giải chi tiết:
Biểu đồ Hình 11 là biểu đồ đoạn thẳng.

Giải bài tập SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2

Sau khi đã tìm hiểu phần nội dung của bài học, cùng ôn lại những kiến thức đã học qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 19 dưới đây nhé.

Bài tập 1 trang 19

Biểu đồ đoạn thẳng trong Hình 19 biểu diễn nhiệt độ trong một ngày mùa đông tại một địa điểm ở miền ôn đới.
a) Nêu nhiệt độ lúc 2h; 6h; 10h; 14h; 18h; 22h.
b) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong các khoảng thời gian: 2h – 6h; 6h – 10h; 10h – 14h; 14h – 18h; 18h – 22h; 22h – 24h.
Giải SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2 7
Phương pháp giải:
Đọc lại hoạt động 3 mục II. Phân tích và xử lí dữ liệu biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.
Quan sát biểu đồ Hình 19 để đưa ra nhiệt độ tại các thời điểm và sự thay đổi nhiệt độ giữa các khoảng thời gian. (Chú ý các điểm đầu mút).
Lời giải chi tiết:
a) Nhiệt độ lúc 2h, 6h, 10h, 14h, 18h, 22h lần lượt là: – 8°C; – 10°C; – 5°C; 2°C; 0°C; – 3°C.
b) Sự thay đổi nhiệt độ trong các khoảng thời gian: 2h – 6h; 6h – 10h; 10h – 14h; 14h – 18h; 18h – 22h; 22h – 24h là:
Nhiệt độ tăng trong khoảng thời gian 6h – 10h, 10h – 14h;
Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian 22h – 24h;
Nhiệt độ giảm trong khoảng thời gian 2h – 6h, 14h – 18h, 18h – 22h.

Bài tập 2 trang 19

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20 biểu diễn lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ.
Giải SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2 8

a) Lập bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ theo mẫu sau:
Giải SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2 9
b) Tính tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ.
c) Tìm ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ.
d) Tìm ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ.
Phương pháp giải:
a) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20 để đưa ra các số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ.
b) Tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ bằng lượng mưa trung bình mỗi tháng ở Cần Thơ cộng lại.
c) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20, chú ý các điểm đầu mút. Những điểm nào cao nhất là những tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ.
Hoặc quan sát bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ, so sánh lượng mưa trung bình từng tháng và tìm ra ba tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất.
d) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20, chú ý các điểm đầu mút. Những điểm nào thấp nhất là những tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất ở Cần Thơ hay là những tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ.
Hoặc quan sát bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ, so sánh lượng mưa trung bình từng tháng và tìm ra ba tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ:
Giải SGK bài Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều tập 2 10
b) Tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ là:
$6,1+1,9+13,3+36,5+167,7+222,6+239,2+231,0+252,1+275,3+150,1+39,7=1635,5$ $\mathrm{mm})$
c) Ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ là: tháng $10 (275,3 \mathrm{~mm})$; tháng $9 (252,1 \mathrm{~mm})$ và tháng $7 (239,2 \mathrm{~mm})$.
d) Ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ là: tháng $2(1,9 \mathrm{~mm})$; tháng $1(6,1 \mathrm{~mm})$ và tháng $3 (13,3 \mathrm{~mm})$

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Bài 3 Chương V Một số yếu tố thống kê và xác suất trang 14, 15, 16, 17, 18, 19 sách Toán 7 Cánh diều tập 2. Hy vọng các bạn đã nắm được toàn bộ kiến thức của bài học này. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 7 – Toán – Biểu đồ đoạn thẳng
Back to top button
Close